understanding deflationary tokenomics in crypto

Liệu Tokenomics giảm phát có tốt cho tiền điện tử?

Reading time

Kinh tế tiền tệ là thử thách vô cùng khó khăn dưới mọi hình thức. Ngay cả những hệ thống cung tiền nhỏ và đơn giản nhất cũng gặp phải những thách thức to lớn trong vấn đề ổn định tỷ giá hối đoái và sức mua trong nền kinh tế. Đương nhiên, thế giới tiền điện tử cũng có vấn đề tương tự, trong đó mỗi đồng tiền đòi hỏi cơ chế kinh tế vững chắc và được tính toán kỹ lưỡng để ổn định giá trị tiền tệ. 

Ngày nay, khái niệm này trong lĩnh vực tiền điện tử được gọi là tokenomics và nó chia thị trường tiền điện tử thành hai loại là tiền điện tử lạm phát và giảm phát. Bài viết này sẽ khám phá sâu bản chất của hai chiến lược và xác định xem liệu phương pháp token giảm phát có thực sự là lựa chọn tốt nhất hay không. 

Các điểm chính

  1. Chiến lược lạm phát và giảm phát là hai khía cạnh thiết yếu của tokenomics tiền điện tử.
  2. Chiến lược lạm phát được thiết kế để thúc đẩy giao dịch và chiến lược giảm phát được xây dựng để khuyến khích nắm giữ tài sản tiền điện tử lâu dài.
  3. Phương pháp giảm phát được sử dụng bởi các dự án tiền điện tử nhằm mục đích biến đồng tiền của họ thành tài sản đầu tư sinh lợi.

Tokenomics trong lĩnh vực tiền điện tử là gì?

Để thực sự hiểu bản chất của tiền điện tử giảm phát và lạm phát, trước tiên chúng ta phải hiểu khai niệm về tokenomics và giá trị quan trọng của nó trong lĩnh vực tiền điện tử. Tokenomics là một khái niệm non trẻ được tạo ra ngay sau khi tiền điện tử xuất hiện. Nó chi phối và định hình hầu như mọi khía cạnh của đồng tiền điện tử đó, từ cung token, tiện ích và phương pháp phân phối đến giá trị lâu dài.

main aspects of deflationary tokenomics

Tokenomics quan trọng đối với mọi dự án tiền điện tử, vì nó xác định phần thưởng và thúc đẩy nhu cầu đối với đồng tiền điện tử đó. Tokenomics quyết định phần thưởng staking tiềm năng, mức lợi nhuận, cơ chế đốt token, nguồn cung hạn chế so với nguồn cung không giới hạn và lịch trình phân bổ. Các tham số này xác định nhu cầu cho token, vì mỗi điểm lại tác động đến những giá trị trực tiếp và gián tiếp đằng sau mỗi đồng tiền điện tử.

Mỗi người tạo ra tiền điện tử lại muốn nhấn mạnh các khía cạnh tiện ích khác nhau. Một số dự án cố gắng cung cấp nhiều phần thưởng staking nhất có thể, trong khi những dự án khác ưu tiên các phương pháp phân phối lâu dài hoặc đốt. Không có kế hoạch hoàn hảo để tạo ra một loại tiền điện tử có nhu cầu cao vì có rất nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến nó. 

Tiền điện tử lạm phát và giảm phát

Cơ chế lạm phát và giảm phát có ý nghĩa lớn trong tokenomics. Chúng xác định cách phân phối token tiền điện tử trên thị trường và quyết định xem nguồn cung sẽ tăng hay giảm dần. Cả hai phương pháp đều có giá trị riêng và cần được cân nhắc khi tạo ra một dự án tiền điện tử mới. Nhưng trước tiên, hãy khám phá sự khác biệt giữa hai thuật ngữ kinh tế này.

Sự khác biệt giữa lạm phát và giảm phát trong kinh tế truyền thống

Lạm phát thường đề cập đến việc cung tiền tăng lên so với các sản phẩm tương ứng trong một nền kinh tế. Giảm phát là hiện tượng ngược lại, trong đó giá hàng hóa và dịch vụ giảm do nhiều yếu tố khác nhau. Một ví dụ nhanh, giả sử một quốc gia X chỉ sản xuất 10 chiếc ô tô mỗi năm. Tổng cung tiền ở quốc gia X là 100.000 USD. 

Do đó, mỗi chiếc ô tô hiện có giá trị 10.000 USD. Nếu cung tiền tăng lên 150.000 USD, giá đơn vị ô tô sẽ tăng vọt lên 15.000 USD. Nếu điều ngược lại xảy ra và tổng cung tiền cố định giảm xuống còn 50.000 USD thì mỗi chiếc ô tô sẽ chỉ có giá trị 5.000 USD. Kịch bản đầu tiên mô tả lạm phát và kịch bản thứ hai minh họa giảm phát. 

inflation vs. deflation

Cả lạm phát và giảm phát đều có mặt tốt hoặc xấu, tùy thuộc vào hoàn cảnh. Tuy nhiên, cả hai hình thức kinh tế đều được coi là có hại về lâu dài, vì giá cả thị trường hợp lý luôn là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Lạm phát nhanh chủ yếu là xấu vì nó làm giảm sức mua và cản trở tiến bộ kinh tế, trong khi giảm phát nhanh dẫn đến thất nghiệp, giảm chi tiêu và các tác động tiêu cực khác. Vì vậy, sự cân bằng là cần thiết trong trường hợp này. 

Cách tiếp cận lạm phát trong tiền điện tử

Nguyên tắc lạm phát của các dự án tiền điện tử không khác với khái niệm lạm phát cổ điển, mô tả nguồn cung cấp token ngày càng tăng. Các dự án lạm phát có nguồn cung token tối đa cố định hoặc phân phối token không giới hạn. Cả hai cách tiếp cận đều có giá trị riêng, mặc dù nguồn cung cố định được thừa nhận là dễ kiểm soát hơn nhiều về giá trị token. Suy cho cùng, không dễ để bảo toàn giá trị của một thứ gì đó mà nguồn cung lại không giới hạn. 

how inflationary coins work

Các dự án lạm phát chủ yếu tăng số lượng token được phân phối một cách có hệ thống. Điều này có thể đạt được bằng cách trực tiếp tăng số lượng cung hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến phần thưởng khai thác hoặc staking. Chiến lược thứ hai khuyến khích thợ đào và validator tăng cường nỗ lực và tạo điều kiện để phát hành ra nhiều token hơn. 

Chiến lược lạm phát chủ yếu được sử dụng bởi các dự án tập trung vào dịch vụ thanh toán ngang hàng hoặc các dịch vụ liên quan đến giao dịch khác. Token lạm phát không yêu cầu phí giao dịch quá lớn vì chúng không phụ thuộc vào hoạt động của thợ đào hay staker. Vì vậy, chúng là một lựa chọn hoàn hảo như một giải pháp thanh toán hàng ngày. 

Cách tiếp cận giảm phát trong tiền điện tử

Mặt khác, các dự án tiền điện tử giảm phát sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tăng giá trị token của chúng theo thời gian. Có một số cách để tạo ra tình trạng giảm phát theo thời gian. Ví dụ điển hình là cơ chế đốt token, điều sẽ lại một phần số lượng tiền điện tử ra khỏi lưu thông. Quá trình đốt này khá đơn giản trong thực tế. Những nhà sáng lập ra dự án tiền điện tử chỉ cần gửi token đến các địa chỉ ví chết và được mã hóa vĩnh viễn.

how deflationary strategies boost the prices

Do đó, các token “bị đốt” không còn tồn tại trong lưu thông. Đương nhiên, người nắm giữ tiền điện tử sẽ nhận được khoản bồi thường xứng đáng để đổi lấy số tiền điện tử đã đốt của họ.

Một phương pháp phổ biến khác là halving, bao gồm nhiều cách khác nhau để giảm động lực đối với thợ đào hoặc staker để tạo ra các token mới. Ví dụ: Bitcoin có cơ chế halving giúp giảm phần thưởng khối trên mạng Bitcoin cứ 4 năm/lần.

Để hình dung quá trình này, hãy tưởng tượng rằng Bitcoin hiện cung cấp 100 USD cho những người khai thác tiền điện tử trên mỗi khối được tạo ra. Quy trình halving khiến cứ sau bốn năm phần thưởng khuyến khích này sẽ giảm từ 100 USD xuống còn 50 USD. Mặc dù sự thay đổi này không ảnh hưởng tuyến tính đến việc sản xuất Bitcoin nhưng nó tỷ lệ thuận với mức giảm nguồn cung.

Có nhiều cách khác để đảm bảo giảm phát dần nguồn cung token, nhưng các phương pháp nêu trên là phổ biến nhất cho đến nay trên thị trường. Mục đích chính của chiến lược giảm phát là đảm bảo giá của token tiền điện tử tăng một cách đáng tin cậy và nhất quán trong tương lai. Nhờ đó, các nhà đầu tư sẽ có thêm động lực để mua và nắm giữ các token này trong thời gian dài. 

Sự khác biệt căn bản giữa hai hệ thống

Ngoài việc cơ chế lạm phát và giảm phát là hai thái cực đối lập nhau, còn có một số điểm khác biệt chính giữa chúng. Những khác biệt này phải được nghiên cứu cẩn thận để hiểu được tác động lan tỏa của hai chiến lược tokenomics này. Hãy cùng khám phá. 

inflationary vs. deflationary tokenomics

Nguồn cung lưu hành

Đầu tiên và quan trọng nhất, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai phương pháp là nguồn cung lưu thông của chúng. Các token lạm phát có nguồn cung cao hơn theo cấp số nhân hoặc không có giới hạn. Các dự án lạm phát không quan tâm đến giá và định giá tổng thể vì chúng nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để giao dịch tiền điện tử một cách rẻ và nhanh chóng trên toàn thế giới. 

Trái lại, các dự án giảm phát đều liên quan đến giá trị đồng tiền của chúng. Các dự án này cố gắng làm cho đồng tiền của họ có giá trị nhằm tạo điều kiện cho nhu cầu lớn hơn. Trong khi đồng tiền lạm phát là phương tiện để đạt được mục đích sử dụng thì đồng tiền giảm phát được coi là tài sản có giá trị. Cả hai loại đang hướng đến những mục đích lưu thông khác nhau. Các token lạm phát rất dễ tìm và giao dịch trên thị trường, trong khi các đồng tiền giảm phát khan hiếm hơn và khó sử hữu hơn.  

Sức mua và giá trị

Một điểm khác biệt quan trọng khác là sức mua của cả hai loại token. Tài sản tiền điện tử lạm phát được thiết kế để giảm giá trị dần. Do đó, việc nắm giữ những token này để hưởng lợi chẳng có ý nghĩa gì vì về lâu dài vì chúng chắc chắn sẽ có giá trị giảm dần. Do đó, tiền lạm phát được dùng để mua và bán hàng hóa và dịch vụ trên toàn thế giới. 

Ngược lại, token giảm phát được tạo ra nhằm mục đích nắm giữ và sử dụng như hàng hóa, cổ phiếu và các tài sản tăng giá khác. Token giảm phát có thể được sử dụng để mua nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, nhưng giá trị thực sự của chúng nằm ở sự tăng giá dần theo thời gian và kế hoạch. Do đó, sức mua nhìn chung sẽ giảm đối với cả token lạm phát và giảm phát. 

Tuy nhiên, thị trường tiền điện tử đã chứng kiến một vài hiện tượng kỳ lạ so với quy tắc nêu trên. Một số loại tiền tệ lạm phát có thể tăng giá trị do nhu cầu tăng bất chấp bản chất vốn có của chúng. Dogecoin là một ví dụ hoàn hảo cho hiện tượng này. Ngược lại, các token giảm phát không được đảm bảo sẽ tăng giá trị, ví dụ như Bitcoin và Ethereum đều giảm phát nhưng cả hai đều bị giảm giá mạnh trong những năm gần đây.

Khả năng chuyển đổi

Cuối cùng, cần cân nhắc tính linh hoạt về chuyển đổi bản chất của hai loại token này. Các đồng lạm phát có thể dễ dàng được chuyển đổi thành các loại giảm phát vì tất cả những gì cần làm là tiến hành đốt bớt token, halving hoặc các cơ chế tương tự khác. Điều này sẽ tự động hạn chế nguồn cung và khiến chúng trở nên khan hiếm, từ đó làm tăng giá trị trên mỗi đồng tiền. 

Điều tương tự là không khả thi với các dự án giảm phát, vì chúng đã có giới hạn nguồn cung. Do đó, những người tạo ra token giảm phát sẽ phải phát hành thêm tiền ra thị trường. Mặc dù điều này có thể thực hiện được về mặt kỹ thuật, nhưng nó sẽ không hợp lý khi phân phối ngẫu nhiên các đồng tiền mới trong thị trường tiền điện tử. Do đó, các loại tiền tệ lạm phát sẽ linh hoạt hơn trong việc kiểm soát giá trị và tạm thời tránh được các kịch bản siêu lạm phát.

Có phải sự giảm phát là cách tiếp cận ưu việt?

Bản chất giảm phát của tài sản tiền điện tử là điều tuyệt vời đối với các nhà đầu tư và người nắm giữ. Tokenomics như vậy đảm bảo tiền của nhà đầu tư sẽ ngày càng có giá trị trong thời gian dài. Tất cả mọi thứ đều bình đẳng, cách tiếp cận giảm phát phải rõ ràng, dẫn đến việc tăng giá token do sự khan hiếm ngày càng tăng của chúng. Tuy nhiên, mọi thứ hiếm khi diễn ra như vậy vì thị trường tiền điện tử đặc biệt biến động và có sự thay đổi vô cùng lớn. 

Ngay cả khi tokenomics giảm phát hoạt động hiệu quả, nhiều yếu tố khác có thể làm giảm giá trị của đồng coin. Ví dụ rõ ràng nhất là Bitcoin, vốn được coi là giảm phát chủ yếu do nguồn cung hạn chế và sự kiện halving diễn ra bốn năm một lần. Bất chấp sự khan hiếm ngày càng tăng, Bitcoin cũng đã trải qua nhiều đợt giảm giá mạnh trong 5 năm qua, từ mức 70.000 USD xuống mức 37.000 USD ở mức hiện tại. 

BTC price fluctuation despite deflationary tokenomics

Không nên chỉ phân tích tiền điện tử theo tình trạng giảm phát vì giá trị của tiền điện tử phụ thuộc vào nhiều biến số khác, bao gồm biến động thị trường, quy định, tổng nhu cầu và tiện ích của nó. Chiến thuật giảm phát chỉ là một phần duy nhất trong nhiều yếu tố quyết định đến giá tiền điện tử. Tuy nhiên, nhìn chung đây là một chiến lược tốt nếu dự án tiền điện tử có mục đích khuyến khích đầu tư và hạn chế sự giảm giá đối với đồng coin của họ.

Phương pháp giảm phát có thể có hiệu quả cao nhưng chỉ hiệu quả nếu các yếu tố khác ủng hộ đồng tiền điện tử đó.

Thông tin nhanh

Bạn có nên đầu tư vào token giảm phát không?

Như đã nêu, thực tế là token có tính chất giảm phát cũng không thể đảm bảo khả năng tăng giá trong dài hạn. Nhiều đồng coin giảm phát đã không đạt được mục tiêu này trong những năm gần đây. Sự thật là ngành công nghiệp tiền điện tử vẫn còn quá biến động để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm phát token một cách hợp lý. Mặc dù cơ chế này hoạt động trên thực tế nhưng các yếu tố kinh tế, chính trị và quy định khác nhau có thể tác động ngược lại việc tăng giá. 

Vì vậy, một token được cho là giảm phát vẫn có thể giảm giá, đi ngược lại mong đợi của các nhà đầu tư nhiệt tình. Một yếu tố quan trọng khác là sự thao túng của con người. Như đã thảo luận ở trên, hầu hết các đồng coin giảm phát đều được thiết kế để trở thành cơ hội đầu tư sinh lợi. Chúng không được thiết kế để sử dụng cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, toàn bộ mục đích của việc mua các đồng coin giảm phát là thu được lợi nhuận tiềm năng trong tương lai. 

Đương nhiên, các nhà giao dịch và nhà đầu tư “cá voi” có động cơ để làm giá theo hướng có lợi cho họ vì điều này có thể mang lại lợi nhuận từ đó. Do đó, các đồng coin giảm phát có thể thường xuyên trở thành nạn nhân của các âm mưu thao túng khác nhau tác động đến trạng thái cân bằng cung và cầu bình thường của thị trường. Mặc dù sự tăng trưởng và trưởng thành của ngành công nghiệp tiền điện tử chắc chắn sẽ làm giảm những rủi ro này, nhưng môi trường hiện tại vẫn rất bất ổn và không ổn định về mặt này.

Lời cuối

Tokenomics giảm phát có tác dụng tuyệt vời đối với thị trường tiền điện tử nếu được áp dụng và sử dụng đúng cách. Phương pháp này đảm bảo sự tăng giá dần theo thời gian của một loại token nhất định, giúp nhà đầu tư có những kỳ vọng đáng tin cậy đối với tài sản tiền điện tử mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, điều cần phải nhớ là các yếu tố khác, chẳng hạn như sự biến động của tiền điện tử, các đợt suy thoái kinh tế, các biện pháp quy định thắt chặt, v.v., có thể làm ảnh hưởng tới tác động của giảm phát. Do đó, nếu bạn đang cân nhắc đầu tư vào tiền điện tử, Tokenomics giảm phát không phải là yếu tố quyết định duy nhất.

FAQ

Giảm phát có tốt cho tiền điện tử không?

Giảm phát thường có lợi cho những người nắm giữ tài sản tiền điện tử vì nó làm tăng giá trị của mỗi đồng tiền điện tử. Tuy nhiên, giảm phát cũng có thể gây ra những tác động xấu với ngành, khiến thanh khoản và khối lượng giao dịch thấp hơn.

Những lợi ích tiềm năng của token giảm phát là gì?

Token giảm phát thường tăng giá trị theo thời gian. Vì vậy, đồng coin giảm phát là lựa chọn đầu tư tuyệt vời cho các nhà đầu tư tiền điện tử. Tuy nhiên, việc phân tích các yếu tố khác bên cạnh bản chất lạm phát của tiền điện tử cũng rất quan trọng

Loại tiền điện tử nào có khả năng giảm phát?

BTC vừa lạm phát và giảm phát. Tuy nhiên, nguồn cung giới hạn ở mức 21 triệu coin và sự kiện halving xảy ra 4 năm một lần khiến BTC rơi vào trạng thái giảm phát. Các ví dụ đáng chú ý khác là Binance coin, Tamadoge và XRP.

Bài viết gần đây

best blockchain social media platforms in 2024
Top 10 Nền tảng Mạng Xã Hội Dựa Trên Blockchain năm 2024
Giáo dục 30.09.2024
10 Crypto-Friendly Banks in 2024
Top 10 Ngân hàng Thân thiện với Tiền điện tử trên Toàn cầu năm 2024
Giáo dục 27.09.2024
B2BINPAY v21: What's New?
B2BINPAY v21: Tích Hợp Algorand & Solana, Bảo Mật Cấp Tiếp Theo và Hỗ Trợ Khách Hàng Tăng Cường
BTC Price Prediction
Bitcoin năm 2024: Khám Phá Tương Lai của Tiền Điện Tử với Nhận Thức Lịch Sử và Dự Báo
Giáo dục 26.09.2024