Ethereum Roadmap and Future Prospects

Lộ Trình Ethereum: Những Nâng Cấp trong Quá Khứ và Triển Vọng trong Tương Lai

Reading time

Năm tới sẽ tròn một thập kỷ kể từ khi Ethereum ra mắt và đến nay, nó đã có vị trí tiên phong trong công nghệ blockchain. Nhờ Máy ảo Ethereum (EVM), kiến trúc của nó có thể tạo ra nhiều ứng dụng phi tập trung. Để luôn đứng đầu, Ethereum sử dụng lộ trình linh hoạt, để tạo ra nhiều cải tiến và cập nhật liên tục.

Một phần thiết yếu của quá trình này là Đề xuất Cải tiến Ethereum (EIP), qua đó nó sẽ hỏi ý kiến cộng đồng để cải thiện và phát triển mạng Ethereum. Các giai đoạn chính của lộ trình Ethereum, bao gồm nâng cấp chuỗi beacon, nhằm tăng tính bảo mật, khả năng mở rộng và hiệu quả của mạng. 

Mọi nâng cấp trong hệ sinh thái Ethereum đều được lên kế hoạch và thực hiện cẩn thận, từ việc giảm chi phí lưu trữ dữ liệu đến cải thiện chức năng của blockchain Ethereum. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà phát triển Ethereum và cộng đồng đảm bảo rằng kế hoạch phát triển Ethereum theo kịp nhu cầu của người dùng và những đột phá về công nghệ.

Tầm quan trọng của mạng Ethereum được chứng minh bởi sự quan tâm của cộng đồng đối với bản cập nhật Dencun mới nhất và những dự đoán về tương lai. Hãy tiếp tục đọc và tìm hiểu thêm về các bản cập nhật và tương lai phía trước. 

Các Điểm Chính

  1. Kể từ khi thành lập, Ethereum đã trải qua quá trình chuyển đổi đáng kể, ưu tiên cao cho khả năng mở rộng, bảo mật và hiệu quả thông qua EIP và lộ trình năng động.
  2. Một trong những cải tiến đó là chuyển từ Proof of Work sang Proof of Stake, từ đó giảm mức tiêu thụ năng lượng và nâng cao hiệu suất mạng.
  3. Những thay đổi mới nhất, chẳng hạn như hard fork Dencun, được cho là giải quyết các vấn đề về quản lý dữ liệu và trải nghiệm người dùng trong khi cố gắng cải thiện hơn nữa khả năng mở rộng và giảm chi phí giao dịch.
  4. Cộng đồng Ethereum rất cần thiết cho sự phát triển của mạng, giúp mạng liên tục đổi mới và thích ứng trong lĩnh vực công nghệ blockchain.

Các Bản Nâng Cấp Ban Đầu

Mục đích chính của Ethereum ngay từ đầu là tạo ra một nền tảng ứng dụng phi tập trung. Kiến trúc được hỗ trợ bởi Ethereum Machine được thiết kế để cho phép giao dịch và ứng dụng linh hoạt mà không cần cơ quan trung ương. Mạng Ethereum ban đầu đã gặp phải vấn đề về mức tiêu thụ năng lượng, chi phí lưu trữ dữ liệu và khả năng mở rộng.

Cộng đồng Ethereum và các kỹ sư đã thực hiện một thay đổi lớn đối với cơ chế đồng thuận của mạng để giải quyết những vấn đề này. Sự thay đổi này nằm trong kế hoạch chuyển đổi Ethereum từ Proof of Work sang Proof of Stake và là một bước ngoặt lớn. Nó có mục tiêu giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng của mạng.

Sự thay đổi này đã trở nên dễ thực hiện hơn nhờ quy trình Đề xuất Cải tiến Ethereum, cho phép người dùng từ khắp hệ sinh thái Ethereum thảo luận và đề xuất sửa đổi. Một giai đoạn quan trọng trong sự thay đổi này là triển khai beacon chain, từ đó thiết lập nền tảng cho quy trình đồng thuận mới. 

Mục tiêu của bản cập nhật này, vốn một phần trong lộ trình phát triển lớn hơn của Ethereum, là cải thiện tính bảo mật và hiệu quả của mạng.

Những sáng kiến này thể hiện sự đóng góp vào sự phát triển không ngừng của Ethereum, như đã nêu trong kế hoạch nâng cấp mạng lưới. Ethereum được dự đoán là sẽ có nhiều nâng cấp và cải tiến hơn. Cộng đồng Ethereum tiếp tục dẫn đầu những tiến bộ này và đóng góp vào sự phát triển không ngừng của blockchain.

Lộ Trình theo Trình Tự Thời Gian của Ethereum

Bây giờ chúng ta hãy tóm tắt lại các giai đoạn phát triển của Ethereum. 

The path to Merge

The Merge

Với The Merge, Ethereum đã trải qua một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử khi phương thức đồng thuận của nó chuyển từ PoW sang PoS. Hai vấn đề chính mà bản sửa đổi này cố gắng giải quyết là yêu cầu tăng cường bảo mật mạng và tác động của PoW đối với môi trường. 

Mạng Ethereum đã giảm mức tiêu thụ năng lượng bằng cách triển khai thuật toán bằng chứng cổ phần (PoS), với mức giảm ước tính là 99%. Thay đổi này làm tăng tính bền vững của Ethereum, đồng thời cải thiện an ninh mạng bằng việc khiến hacker mất nhiều chi phí và công sức hơn để can thiệp vào blockchain.

The Surge

Nâng cao khả năng mở rộng của Ethereum lên một tầm cao mới mục tiêu của The Surge. Việc triển khai sharding sẽ tăng khả năng giao dịch của mạng bằng cách chia khối lượng công việc xử lý dữ liệu cho một số chuỗi nhất định. 

Tốc độ giao dịch dự kiến sẽ tăng từ khoảng 15 TPS lên có thể là 100.000 TPS. Bằng cách đảm bảo Ethereum có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng và độ phức tạp của ứng dụng, The Surge đã thiết lập những bước quan trọng bước quan trọng để biến Ethereum thành một nền tảng khả thi hơn cho các dApp quy mô lớn.

The Scourge

The Scourge là giai đoạn nâng cấp quan trọng thứ ba và có mục tiêu là giải quyết các vấn đề liên quan đến Giá trị có thể trích xuất tối đa (MEV) và sự phân cấp. Mục tiêu chính của nó là đảm bảo xử lý giao dịch công bằng và minh bạch. 

The Scourge bảo vệ mạng khỏi các chiêu trò thao túng, như thực hiện giao dịch một cách không công bằng hoặc thay đổi thứ tự giao dịch nhằm thu lợi tài chính, bằng cách đưa ra các bước để chống lại MEV. 

Giai đoạn này của lộ trình tập trung duy trì sự phân quyền mang tính cốt lõi của Ethereum, đảm bảo quyền truy cập công bằng vào quá trình xử lý giao dịch cho tất cả người dùng mạng.

The Verge

Ethereum the verge and the Purge

The Verge tập trung vào việc mang đến các tùy chọn lưu trữ dữ liệu tiên tiến để nâng cao tính hiệu quả và khả năng mở rộng của mạng Ethereum. The Verge đã cố gắng cải thiện cách dữ liệu được lưu trữ và truy cập trên blockchain bằng cách giới thiệu các công nghệ như khách không trạng thái (stateless clients) và Verkle Trees. 

Điều này giúp giảm chi phí lưu trữ dữ liệu và khiến các nút dễ tham gia mạng lưới hơn nhờ không cần nhiều phần cứng. Sự tăng trưởng của Ethereum được hỗ trợ rất nhiều nhờ những tiến bộ này mà không làm giảm hiệu quả hoặc tốc độ.

The Purge

The Purge là một nỗ lực nhằm cải thiện hiệu suất mạng bằng cách xóa dữ liệu cũ không cần thiết. Lượng dữ liệu được ghi trên blockchain Ethereum tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nó, gây thêm áp lực cho tài nguyên của mạng. 

The Purge nhằm mục đích giảm tải mạng, đồng thời cải thiện tốc độ và khả năng phản hồi bằng cách xóa bỏ dữ liệu lỗi thời vô thời hạn. Bản cập nhật này cho phép mạng Ethereum mở rộng quy mô hiệu quả hơn trong khi vẫn duy trì hiệu suất tuyệt vời.

The Splurge

Giai đoạn này, được thúc đẩy bởi các bình luận và đóng góp của cộng đồng Ethereum, tập trung vào việc giải quyết mọi vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Các thuộc tính của The Splurge bao gồm tính linh hoạt và khả năng thích ứng với nhu cầu của mạng và người dùng. 

Nó nhấn mạnh sự cống hiến của Ethereum cho sự phát triển không ngừng, đảm bảo rằng mạng sẽ tiếp tục linh hoạt và có thể thay đổi để tận dụng những khả năng và thách thức mới.

Mục tiêu chính của Ethereum, trái ngược với Bitcoin, là hoạt động như một nền tảng cho các ứng dụng phi tập trung và nó lần đầu tiên được công chúng chú ý vào năm 2013.

Thông Tin Nhanh

Các Mốc Quan Trọng trong Quá Trình Phát Triển của Ethereum

Ethereum's development

Một số cải tiến quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển của Ethereum trước The Merge. Những cải tiến này rất cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách và đặt nền móng cho những cải tiến sắp tới. Bây giờ, chúng ta sẽ thảo luận về một số vấn đề:

  • Byzantium – Là một phần của bản cập nhật Metropolis, Byzantium đã mang đến các tính năng mới cho mạng Ethereum. Điều cần thiết là phải thiết lập các giao thức sau đó sẽ cho phép Ethereum chuyển sang cơ chế đồng thuận PoS.
  • Constantinople – Hiệu suất của mạng Ethereum đã được nâng cao đáng kể nhờ bản cập nhật này. Nó đảm bảo con đường hướng tới Ethereum 2.0 suôn sẻ hơn bằng cách giảm phí giao dịch cho các loại hành động cụ thể và trì hoãn quả bom về độ khó để sẵn sàng chuyển từ PoW sang PoS.
  • Berlin – Nó ưu tiên cập nhật Máy ảo Ethereum và tối đa hóa phí gas. Những điều chỉnh này được thực hiện với mục đích nâng cao trải nghiệm tổng thể của người dùng và quản lý lượng dữ liệu khổng lồ một cách hiệu quả hơn.
  • London – EIP-1559, một sửa đổi đáng kể đối với cấu trúc chi phí giao dịch của Ethereum, là một phần của bản cập nhật này. Trong nỗ lực giảm tỷ lệ lạm phát của ETH và cải thiện khả năng dự đoán giao dịch, bản nâng cấp này đã thêm phí cơ bản cho mỗi khối giúp đốt một phần phí giao dịch.

Tiếp nối quy trình trên là The Megre, cho thấy tiềm năng phát triển nhảy vọt của mạng và đánh dấu một bước tiến đáng kể trong lộ trình nâng cấp Ethereum. Nó đã mở đường cho những cải tiến sau này và tiếp tục hỗ trợ khả năng đổi mới và thích ứng của hệ sinh thái Ethereum.

Bản Cập Nhật Mới Nhất: Dencun

Dencun update

Đầu năm 2024, Ethereum đã triển khai bản nâng cấp Dencun, cho thấy sự cải thiện đáng kể về năng lực kỹ thuật. Là một phần thiết yếu trong sự phát triển liên tục của Ethereum, bản nâng cấp này nhằm mục đích cải thiện hiệu quả khả năng mở rộng của mạng. Mục tiêu của bản cập nhật Dencun là cung cấp các giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 với khả năng lưu trữ dữ liệu hiệu quả hơn, có thể giảm chi phí hoạt động và do đó giảm phí cho người dùng cuối cùng.

Cộng đồng Ethereum đang suy nghĩ về nâng cấp Praha/Electra sau Dencun. Chủ đề thảo luận chính liên quan đến bản cập nhật này đó là nên tung ra cùng lúc các tính năng cốt lõi hay ra mắt lần lượt một vài tính năng nhỏ trong suốt năm 2024. Kế hoạch thay đổi và thích nghi liên tục của Ethereum đều đang xoanh quanh những cuộc thảo luận này.

Các Thành Phần Quan Trọng của Bản Nâng Cấp Dencun

  • EIP-4844 (Proto-Danksharding) – Bằng cách cải thiện tính khả dụng của dữ liệu và cắt giảm chi phí liên quan đến lưu trữ dữ liệu, đề xuất này nhằm mục đích giảm phí gas trên mạng Layer-2. Do đó, phí gas nhìn chung sẽ giảm đáng kể, tạo ra một môi trường tiết kiệm hơn cho người dùng.
  • Trừu tượng hóa tài khoản (Account Abstraction) (ERC-4337, ERC-6900) – Những đề xuất này nhằm cải thiện tính bảo mật trong quản lý tài khoản và đơn giản hóa quy trình giao dịch để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Việc cải thiện giao diện theo hướng thân thiện hơn với người dùng được thực hiện thông qua Account Abstraction, từ đó thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi hơn.
  • EIP-1153 (Mã lưu trữ tạm thời) – Với mục tiêu tối ưu hóa phí gas và nâng cao hiệu quả của hợp đồng thông minh, phương pháp này đề xuất cách xử lý dữ liệu tạm thời trong quá trình thực hiện hợp đồng thông minh.
  • EIP-4788 (Cam kết gốc Beacon Chain) – Đề xuất này nhằm cải thiện chức năng tổng thể của mạng bằng cách đảm bảo quyền truy cập trực tiếp vào dữ liệu đồng thuận và tăng cường kết nối giữa Máy ảo Ethereum và Beacon Chain của Ethereum.
  • EIP-5656 (MCOPY Opcode) – Bản nâng cấp này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm chi phí vận hành và cải thiện hiệu suất bằng cách tối ưu hóa hoạt động bộ nhớ trong hợp đồng thông minh.
  • EIP-6780 (Hạn chế SELFDESTRUCT) – Đề xuất này nhằm đơn giản hóa việc quản lý trạng thái và ổn định mạng bằng cách hạn chế chức năng SELFDESTRUCT, qua đó hỗ trợ khả năng mở rộng và bảo trì lâu dài của Ethereum.

Vai Trò của Cộng Đồng trong Tiến Trình

Ethereum inception

Lộ trình của Ethereum được phát triển với sự đóng góp đáng kể từ cộng đồng. Những nhà phát triển, người dùng Ethereum và các bên liên quan này làm việc cùng nhau để đề xuất và cải thiện các bản cập nhật.

Các đề xuất cải tiến Ethereum là một cách để thảo luận về các tính năng mới, thực hiện các thay đổi đối với blockchain Ethereum và đưa những thay đổi đó vào hoạt động. Bằng cách này, Ethereum có thể giữ vị trí dẫn đầu về công nghệ blockchain khi mạng thích ứng với các yêu cầu và góp ý sâu sắc từ cộng đồng.

Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra, tối ưu hóa tính khả dụng của dữ liệu và đóng góp nâng cấp nêu bật tinh thần đồng đội cần thiết để duy trì và phát triển Ethereum. Cộng đồng sử dụng EIP để giải quyết các vấn đề với tài khoản thuộc sở hữu bên ngoài, hợp đồng thông minh cũng như khả năng mở rộng và bảo mật chung của mạng.

Định Hướng và Thách Thức trong Tương Lai

Ngoài những tiến bộ về công nghệ, lộ trình 2024 và xa hơn của Ethereum còn đặt trọng tâm chiến lược vào việc sử dụng các lợi thế của nó, đáng chú ý nhất là khả năng mở rộng và bảo mật. Duy trì quyền kiểm soát mức độ tập trung đối với các Ethereum được stake và cải thiện cơ chế bảo mật của mạng là rất quan trọng trong quá trình phát triển. Những tiến bộ công nghệ như restaking có tiềm năng tăng cường các trường hợp sử dụng của Ethereum và củng cố vị thế của nó như là xương sống của mạng blockchain rộng hơn.

Mục tiêu sử dụng thiết kế mô-đun của Ethereum chứng minh nó hướng tới sự đổi mới và hợp tácngay cả khi đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Tư duy này giúp Ethereum đứng trước một bước phát triển mới và tiếp tục nổi bật trong các nền tảng hợp đồng thông minh, cùng với đó là tạo điều kiện cho sự phê duyệt Ethereum ETF.

Kết Luận

Tiến trình phát triển Ethereum kể từ khi thành lập gần mười năm trước đã chứng minh vai trò quan trọng của nó trong công nghệ blockchain. Cam kết của nó đối với sự đổi mới liên tục, được thúc đẩy bởi sự đóng góp từ người dùng Ethereum, được thể hiện bằng lộ trình năng động và quy trình EIP. Những bước ngoặt quan trọng, chẳng hạn như việc chuyển đổi từ Proof of Work sang Proof of Stake, đã được thực hiện nhờ phương pháp tiếp cận này, giúp cải thiện tính hiệu quả và sự bền vững của mạng.

Khả năng mở rộng và hiệu quả là trọng tâm của những đổi mới gần đây, chẳng hạn như hard fork Dencun, cũng nhằm mục đích quản lý lượng lớn dữ liệu được tạo và giảm chi phí giao dịch. Những cải tiến này, từ trừ tượng hóa tài khoản (Account Abstraction) đến proto-danksharding, cho thấy nỗ lực cải thiện giao thức Ethereum nhằm mang lại trải nghiệm thuận lợi hơn cho người dùng và mức độ tiếp cận rộng rãi hơn.

Câu hỏi thường gặp

Lộ trình cho Ethereum là gì?

Lộ trình Ethereum là một giai đoạn phát triển của hệ thống, bao gồm sáu giai đoạn và được giới thiệu bởi người đồng sáng lập Vitalik Buterin.

Bản nâng cấp Dencun được phát hành khi nào?

Bản nâng cấp Dencun ra mắt vào tháng 3 năm 2024.

Ethereum 2.0 ra mắt khi nào?

Nó được ra mắt vào tháng 12 năm 2020.

Giá cao nhất của Ethereum là bao nhiêu?

Mức cao nhất của Ethereum là 4.721,07 USD.

Linkedin

Được viết bởi

Otar TopuriaTác giả
Linkedin

Bài viết gần đây

How to Host a Crypto Airdrop
Cách Tổ Chức Một Airdrop Tiền Điện Tử Để Phát Triển Cộng Đồng Của Bạn
Giáo dục 22.11.2024
Mainnet vs Testnet in Blockchain: How Do They Differ?
Mainnet vs Testnet trong Blockchain: Sự Khác Biệt Là Gì?
Giáo dục 21.11.2024
Crypto Wallet Drainers
Crypto Wallet Drainers: Cách Bảo Vệ Tài Sản Của Bạn và Giữ An Toàn
Giáo dục 20.11.2024
Crypto Cold Storage: Safeguarding Your Digital Assets
Kho Lạnh Tiền Điện Tử: Hướng Dẫn Bảo Vệ Tài Sản Kỹ Thuật Số Của Bạn
Giáo dục 19.11.2024